Florida (lớp thiết giáp hạm)
Florida (lớp thiết giáp hạm)

Florida (lớp thiết giáp hạm)

list error: <br /> list (help)
10 × pháo 12 in (300 mm)/45 caliber (5×2);
16 × pháo 5 in (130 mm)/51 caliber (16×1);
list error: <br /> list (help)
đai giáp chính: 9–11 in (229–279 mm);
tháp pháo ụ dưới: 8–10 in (203–254 mm);
tháp pháo ụ trên: 5 in (127 mm);
sàn tàu: 1,5 in (38 mm);
tháp pháo: 12 in (305 mm);
bệ tháp pháo: 4–10 in (102–254 mm);
Lớp thiết giáp hạm Florida của Hải quân Hoa Kỳ bao gồm hai chiếc: FloridaUtah. Lần lượt được hạ thủy vào các năm 19101909 tương ứng và được đưa ra hoạt động vào năm 1911, chúng hơi lớn hơn so với lớp Delaware dẫn trước nhưng rất tương đồng ở các mặt khác. Đây là lớp thiết giáp hạm Hoa Kỳ đầu tiên được trang bị toàn bộ với turbine hơi nước, vì trên lớp Delaware dẫn trước, chỉ có một chiếc được trang bị turbine hơi nước nhằm mục đích thử nghiệm.Cả hai chiếc đều đã tham gia trận Veracruz thứ hai, cho đổ bộ phân đội thủy quân lục chiến của chúng lên bờ như một phần của chiến dịch. Sau khi Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất vào năm 1917, cả hai đều đã được phái sang Châu Âu. Florida được bố trí vào thành phần Hạm đội Grand Anh Quốc và đặt căn cứ tại Scapa Flow; vào tháng 12 năm 1918 nó đã hộ tống Tổng thống Woodrow Wilson đến Pháp đàm phán hòa bình. Utah được giao vai trò hộ tống các đoàn tàu vận tải; nó đặt căn cứ tại Ireland với nhiệm vụ bảo vệ các tàu vận tải khi chúng tiếp cận lục địa Châu Âu.Cả hai đều đã được giữ lại sau Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 và được hiện đại hóa đáng kể, bao gồm việc trang bị bầu chống ngư lôi và nồi hơi đốt dầu cùng nhiều cải tiến khác. Tuy nhiên chúng đã bị giải giới theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân London năm 1930. Florida bị tháo dỡ, còn Utah phải tháo dỡ vũ khí và cải biến thành tàu mục tiêu điều khiển bằng vô tuyến. Nó tiếp tục phục vụ trong vai trò sau này cho đến khi bị Hải quân Nhật Bản đánh chìm trong vụ tấn công Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Lườn tàu của nó đã không được trục vớt lên, và nó tiếp tục nằm dưới đáy cảng như một đài tưởng niệm chiến tranh.